Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Thương Vợ


Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, viết về vợ là một điều gì đó thật sự hiếm hoi và mờ nhạt. Người vợ, với những vất vả lo toan cho cuộc sống nhưng lại chưa từng được ngợi ca trong những sáng tác. Và khi Tế Xương viết nên chúng ta mới cmar nhận được tình yêu, sự thương xót của ông đối với vợ lớn lao và mãnh liệt biết nhường nào.

Mở đầu tác phẩm, Tế Xương vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống lam lũ, cơ cực của bà Tú.

Cụm từ 'quanh năm" như muốn nhấn mạnh sự vất vả, cực nhọc của người vợ. Từ ngày này qua ngày khác rồi lại năm này đến năm kia, bà cứ vùi mình với những gánh vác, lo toan cho cuộc sống. Nó như một vòng tuần hoàn khép kín. Dường như, cuộc đời bà chưa bao giờ có một ngày được dừng lại, được nghỉ ngơi. Vòng thời gian ấy cứ xoay mãi, xoay mãi cuốn theo vết chân của bà Tú. Chúng cứ nối tiếp nhau, đeo bám suốt cuộc đời bà với biết bao cực nhọc. Bà làm lụng ngày đêm suốt tháng để lo cho gia đình, cho "năm con với một chồng". Con số cụ thể ở đây dường như nói lên một cái gì đó thật nghẹn ngào, chua xót. Năm đứa con, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của một người mẹ mà không ai bàn cãi. Nhưng ở đây, con số "một' chồng, tuy là số ít thật đấy, những nó còn nặng, còn to tát hơn bất kì con số nào khác. Tại sao lại như vậy? Vốn dĩ, trong xã hội phong kiến, chồng là trụ cột, là người giữ vai trò chủ đạo trong gia &# 273;ình. Đáng nhẽ ra, chồng phải là người có đủ khả năng để nuôi vợ nuôi con nhưng với gia đình ông Tú lại khác. Tám lần đi thi, suốt chặng đường dài quanh năm đèn sách, đã không làm ra lại còn tiêu tốn rất nhiều, từng miếng cơm manh áo của gia đình đều đè nặng lên đôi vai người vợ. Nhìn bà lam lũ, tác giả không biết phải làm gì ngoài sự đau đớn và xót Qua đó ông cũng phần nào thể hiện sự biết ơn của mình đối với bà Tú. Đồng th& #7901;i, ông cũng bộc lọ sự hổ thẹn và bất lực của bản thân khi là một đấng nam nhi, một người chồng nhưng không thể lo cho vợ con, đã vậy còn đeo lên vai vợ những gánh nặng chồng chất.

Nghĩ đến sự lam lũ của vợ, ông liên tưởng đến hình ảnh "con cò lặn lội bờ ao". Giữa mênh mông hoang vắng, cò lầm lũi, một mình kiếm ăn. Thân cò hao gầy cùng những khó khăn của cuộc đời. Bà Tú, năm này qua năm khác, một mình chắt chiu cho chồng cho con. Những bước đi của bà lúc nào cũng đơn độc, quạnh hiu. Rồi trong buổi đò đông, bà Tú lại một mình chen chúc, giành dật giữa biết bao con người để kiếm được món hàng ngon, bổ, rẻ. Trong chuyến đò ấy, biết bao nhiêu hiểm nguy, bao nhiêu ánh mắt hung tợn đang tranh dành, cướp giật. Tác giả sử dụng hai hình ảnh "quãng vắng" và "đò đông', tưởng như là đối lập, là phủ định nhau nhưng chính vì sự đối lập này cang thể hiện được sự cực nhọc của người vợ. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì cuộc đời của bà vẫn luôn là những vất vả, lo toan.

Bà hy sinh bản thân cho gia đình, cho chồng, cho con nhưng chưa bao giờ kêu than, hay oán trách.

Những con số một lần nữa lại xuất hiện. Một-hai, năm-mười như là hai vế đối nhau để tạo nên tính nhạc cho vần thơ. Nhưng thực chất nó là sự xót xa, thương vợ của Tế Xương. Nghĩa vợ chồng là do duyên, do nợ mà thành. Nhưng với bà Tú, duyên thì ít, nợ thì nhiều. Lấy ông Tú, cuộc đời bà khổ cực hơn, gian nan hơn nhưng bà chấp nhận hết. Quanh năm dầm mưa dãi nắng bà vẫn không một lời oán trách. Dù năng, dù mưa bà vẫn một mình lầm lũi, một mình cơ cực &# 273;ể lo toan cho gia đình.

Càng xót bao nhiêu, ông Tú càng uất hận đời, uất hận mình bấy nhiêu.

Ông thấy hận thói đời bạc bẽo. Cái tư tưởng "trọng nam khinh nữ' cổ lỗ đã biến ông trở nên ỷ lại và lộng hành. Ông chỉ việc đèn sách mà mặc cho vợ mình quần quật ngày đêm. Vì cái thời đó, "xuất giá tòng phu", phụ nữ phải chăm sóc, phải phục vụ chồng như trách nhiệm và nghĩa vụ mà ông trời đã sắp đặt sẵn. Họ không không có quyền lựa chọn hay thay đổi.Dù khó khăn, gian khổ thì đó cũng là số phận của họ. Oán đời bao nhiêu, ông lại h 853;n mình bấy nhiêu. Một người học cao tài rộng thì sao, sao không lo nổi cho vợ con mà bắt họ phải chịu nhục, chịu vất vả vì bản thân mình. Ông cảm giác như mình là một kẻ ăn hại, một kẻ bạc bẽo, một người chồng "có cũng như không". Thế nhưng thực ra, Tế Xương đã rất yêu thương vợ mình, ông quan sát, ông hiểu từng nỗi cơ cực của vợ. Ông cũng không hờ hững, không mặc kệ bà Tú. Cái sự trách mình của ông như lên án sự bất công của xã hội phong kiến, đ ;ặc biệt là với những người phụ nữa thấp cổ bé họng, không ai khác bà Tú chính là một điển hình.

tuy ngắn gọn nhưng trong đó chứa đựng biêt bao tình cảm của một người chồng dành cho vợ. Đó là sự xót xa, là nỗi uất hận khi bản thân không giúp được cho gia đình. Qua đó, ông muốn đề cao vai trò và sự gánh vác với bao nhọc nhằn của bà Tú, một kiếp người nhỏ né trong cái xã hội tối tăm.

Next Post Previous Post