Tư Vấn Quy Trình Xác Lập Hiện Trường Vụ Án Tai Nạn Giao Thông ?
Quy trình xác lập hiện trường vụ án TNGT?
Thưa luật sư, gia đình chúng tôi ngày hôm qua có gặp vụ va chạm giao thông. Vụ việc được công an quận CG thụ lý giải quyết và hẹn gặp vào 9h sáng ngày 08/01/2024. Ngay trong khi thực hiện các quy trình giải quyết theo quy định của công an quận CG, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề không rõ ràng và thiếu thuyết phục. Vậy rất mong quý Công ty tư vấn để chúng tôi được rõ ràng.
Sự việc cụ thể như sau: Việc va chạm giữa taxi hãng ML và xe máy do em vợ tôi điều khiển vào thời gian 15h ngày 27/12/2024 vị trí tại điểm giao cắt giữa đường Nam Trung Yên và Dương Đình Nghệ ( tôi gửi kèm theo sơ đồ hiện trường chụp được ).
Sau khi xảy ra sự việc, bên hãng ML đã cử người đưa em tôi ra viện 198 để chiếu chụp và băng bó vết thương. Đồng thời, người gia đình tôi đã gọi điện thông báo cho CAGT quận CG. CAGT sau đó ít phút có mặt và đề nghị 2 bên tự giải quyết, nếu không giải quyết được thì họ sẽ làm theo đúng trình tự. Kết quả là gia đình tôi và ML không thống nhất được cách giải quyết và đề nghị bên CAGT xử lý. Cách xử lý họ thực hiện như sau:
1. Lập sơ đồ, đo vẽ hiện trường (chỉ vẽ, chụp ảnh nhưng không ký gì mặc dù bên gia đình tôi có thắc mắc)
2. Lập biên bản thu giữ phương tiện của 2 bên.
Toàn bộ công việc chỉ có vậy và không thực hiện các bước như: lấy lời khai của 2 bên và người chứng kiến, không ghi các mô tả sự việc tại hiện trường... Vậy rất mong quý Công ty tư vấn cho gia đình tôi cách giải quyết đối với phía CAGT và bên gây tai nạn là Công ty ML về chi phí bồi thường, mức phạt?
Rất mong nhận được sự hồi đáp sớm. Trân trọng!
Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông thì:
"
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
..."
Chính vì vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì CSGT đã không thực hiện đầy đủ thủ tục điều tra, xử lý tai nạn giao thông theo quy định. Bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định hoặc hành vi hành chính này. Thủ tục khiếu nại được quy định cụ thể trong Luật khiếu nại năm 2011 như sau:
"1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Nếu hành vi gây tai nạn được xác định có dấu hiệu tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này tùy vào tội phạm.
- Nếu hành vi gây tai nạn được xác định không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nguyên tắc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2024 như sau:
"1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."