Top 3 Soạn Bài Truyện Kiều
Top 3 Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên ngắn nhất
Bố cục
- 12 câu đầu : Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
- 15 câu tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò
- 8 câu cuối : Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
Nội dung bài học
- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
- Khẳng định tài năng miêu tả nội tâm của Nguyễn Du
Hướng dẫn soạn bài
- Ý nghĩa việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm tình yêu có ý nghĩa
+ cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt.
+ Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm
+ Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế, tất cả những kỉ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận.
+ Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình
- Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối...; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
- Ý nghĩa
+ Không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết
+ Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du : ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.
+ ta thấy sự băn khoăn day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người
- Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Diễn biến tâm trạng
+ Với Vân : Kiều biết ơn, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
+ Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
+Với Kim Trọng : khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng khiến Kiều đau đớn
- Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình.
+ Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim.
- Đây là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Giới thiệu đoạn trích Trao duyên
a. Vị trí đoạn trích:
- Thuộc phần II của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.
- Từ câu 723 - 756 trong Truyện Kiều.
b. Nội dung đoạn trích:
Bọn sai nha gây nên vụ án oan trái đối với gia đình Kiều khiến nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình để có tiền chuộc cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.
c. Bố cục: gồm 3 phần:
+ Phần 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
+ Phần 2: 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.
+ Phần 3: 8 câu còn lại: Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Hướng dẫn soạn bài
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:
- Đó là những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng.
- Thể hiện sự tiếc nuối, đau đớn.
- Gợi nỗi nhớ, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của Thúy Kiều.
- Kiều sống bằng hồi ức, trong hồi ức tất cả đều đẹp, nhưng không thể níu lại.
- Những kỉ niệm đẹp đẽ về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt.
⇒ Nhấn mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim - Kiều.
- Các câu, từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về", "hồn", "dạ đài", "người thác oan"...Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận, hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng.
⇒ Ám ảnh về cái chết đau thương.
⇒ Sự day dứt, thương xót của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người.
Kiều đối thoại với: Thúy Vân và Kim Trọng.
- Những lời đối thoại với Thúy Vân:
+ Tâm trạng của Thúy Kiều khi giãi bày lý do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân: nhún nhường, trân trọng, biết ơn, chân thành.
+ Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em: là một cuộc chia ly vĩnh biệt với mối tình đẹp đẽ đầy ắp kỉ niệm yêu đương.
⇒ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
- Những lời đối thoại với Kim Trọng:
"Bây giờ trâm gãy gương tan,
...
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
+ Những thành ngữ: "trâm gãy gương tan", "hoa trôi lỡ làng", "phận bạc như vôi": chỉ sự tan vỡ, dở dang, lỡ làng, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên Kim - Kiều.
+ Nỗi đau đớn tuyệt vọng đến mê sảng. Kiều tự cho mình là người phụ bạc, người có lỗi lớn với Kim Trọng.
⇒ Tư thế và tâm trạng của Kiều: vật vã, đau đớn, ai oán.
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích:
Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: