Vỉa Hè Bị Tái Chiếm (*): Nhiều Sáng Kiến Nhưng Hiệu Quả Chưa Cao
Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) TP HCM, việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè tại TP năm 2024 đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Đáng chú ý, công tác này trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền các địa phương nhưng nhiều nơi dù xác định có những tuyến đường trọng điểm lại không có phương án, giải pháp. Chưa kể việc phối hợp cũng thiếu đồng bộ.
Theo Ban ATGT TP HCM, năm 2024, qua theo dõi và đánh giá của các đ) 7;n vị chức năng, các địa phương đã có không ít sáng kiến nhằm quản lý lòng đường, vỉa hè tốt hơn nhưng mọi việc vẫn chưa như mong đợi.
Thực tế qua ghi nhận tại quận Bình Thạnh, sau khi đưa vào hoạt động phần mềm "Bình Thạnh trực tuyến", các phản ánh và tương tác giữa người dân với chính quyền đã giúp đáng kể việc xử lý vi phạm về trật tự đô thị. Thế nhưng ngoài một số tuyến đường vỉa hè, lòng đường đã thông thoáng thì vẫn còn đó không ít tuyến tình trạng lấn chiếm vẫn cứ thế diễn ra, bằng chứng là đường Phạm Văn Đồng vẫn cứ là của... hàng quán!
Tương tự, tại quận Thủ Đức, hiện cũng đang có ứng dụng quản lý trật tự xây dựng khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật và quản lý trật tự đô thị, hỗ trợ tích cực cho việc chấn chỉnh trật tự lòng, lề đường. Thế nhưng, ngoài một số nơi tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè được cải thiện thì tình trạng lấn chiếm vẫn còn và đặc biệt 2 thái cực đối lập vẫn tồn tại trên cùng một địa bàn phường.
Đơn cử như ở phường Bình Chiểu, từ kế hoạch và phát động chung của quận Thủ Đức, cuối năm 2024, phường đã triển khai một số điểm tập trung buôn bán cho các hộ dân trước đó lấn chiếm nhưng không có nơi cố định. Những hộ này có thể đăng ký vào bán tại các điểm đã sắp xếp, tuy nhiên bà Trương Hồng Yến, Chủ tịch UBND phường Bình Chiểu, cho biết số hộ dân tiếp cận những điểm này chưa nhiều nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đư 7901;ng nơi có cải thiện, nơi vẫn diễn ra như cũ. "Đặc thù địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nên số lượng công nhân, người nhập cư rất lớn. Vì thế, hiện nay khi tan ca, công nhân thường muốn mua các mặt hàng xung quanh khu công nghiệp hoặc trên đường về nên nhiều điểm buôn bán lấn chiếm cũng hình thành. Phường đang mong muốn kết nối với các công ty, siêu thị nhằm cung ứng các mặt hàng thiết yếu ổn định, phù hợp và thuận tiện cho người dân tiếp cận. BO 03;i khi có những cửa hàng, siêu thị đáp ứng được nhu cầu thuận tiện trên thì sẽ giảm đáng kể việc buôn bán tự phát, lấn chiếm..." - bà Trương Hồng Yến chia sẻ.
Theo Ban ATGT TP, một số quận - huyện khác cũng có những mô hình hay như tại quận 6 có phần mềm giám sát và xử lý an ninh trật tự thông qua hệ thống camera. Quận này cũng xây dựng các tuyến đường văn minh đô thị xanh - sạch - đẹp. Ngoài ra, một số quận khác như 1, 5, 9, Tân Bình, Bình Thạnh... cũng sắp xếp một bộ phận người bán hàng rong vào khu vực quy định, kinh doanh trong các khung giờ cụ thể, từ đó giảm bớt tình trạng lấn chiếm cũng như giải quyết việc làm, ổn định đời sống ng ười lao động. "Dù có các địa phương đã cố làm hết sức nhưng hiệu quả cũng mới chỉ dừng lại ở mức cải thiện bước đầu mà thôi. Vẫn rất cần xây dựng đề án cụ thể về quản lý vỉa hè, lòng đường và tiến hành đồng loạt trên toàn TP" - một cán bộ ngành giao thông phân tích.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-3
Bài và ảnh: GIA MINH